Thống kê truy cập

Liên kết website

Tấm gương người tốt việc tốt

Hướng đi hiệu quả trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở thôn Lùng Vai, xã Nàn Ma

26/06/2022 02:52 37 lượt xem

Là một thôn vùng cao có diện tích đất đồi rộng, những năm gần đây nghề chăn nuôi dê dê hàng hóa của một số hộ gia đình ở thôn Lùng Vai, xã Nàn Ma đã phát triển mạnh, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây.Là một thôn vùng cao có diện tích đất đồi rộng, những năm gần đây nghề chăn nuôi dê dê hàng hóa của một số hộ gia đình ở thôn Lùng Vai, xã Nàn Ma đã phát triển mạnh, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây.

Hướng đi hiệu quả trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở thôn Lùng Vai, xã Nàn Ma
anh Phong bên đàn Dê của gia đình

Hướng đi hiệu quả trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở thôn Lùng Vai, xã Nàn Ma

Là một thôn vùng cao có diện tích đất đồi rộng, những năm gần đây nghề chăn nuôi dê dê hàng hóa của một số hộ gia đình ở thôn Lùng Vai, xã Nàn Ma đã phát triển mạnh, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây.

Từ đầu năm 2012, một số hộ dân ở thôn Lùng Vai bắt đầu đưa dê về nuôi thử nghiệm. Nhờ đặc tính dễ nuôi, thích nghi được với khí hậu địa phương và được người dân chăm sóc đúng kỹ thuật nên đàn dê sinh trưởng khá tốt. Thấy rõ hiệu quả kinh tế, nhiều hộ dân khác cũng đã mạnh dạn đầu tư phát triển đàn dê. Đến nay, nuôi dê hàng hóa đã dần trở thành mô hình có hiệu quả cao trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên cơ sở tận dụng tối đa những nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có tại địa phương.

 Đàn dê của gia đình anh Nùng Văn Phong (Thôn Lùng Vai xã Nàn Ma huyện Xín Mần)


          Có thể kể đến anh Nùng Văn Phong, là một trong những hộ đầu tiên nuôi dê hàng hóa ở thôn Lùng Vai vui vẻ cho biết: “Đàn dê này nuôi không khó đâu, quan trọng nhất là bảo đảm thức ăn sạch và giữ ấm cho nó vào mùa lạnh”. Được biết, trước đây, gia đình anh Phong thuộc diện hộ nghèo, đời sống rất khó khăn. Sau lần đi thăm mô hình nuôi dê tại một số xã, anh Phong đã mạnh dạn đầu tư hơn 30 triệu đồng để làm chuồng trại và mua dê giống để nuôi. Do chăm sóc tốt nên từ 10 con ban đầu, đến nay đàn dê của gia đình anh Phong đã lên tới gần 60 con. Bình quân mỗi năm, gia đình anh Phong có thu nhập từ 40 - 45 triệu đồng từ tiền bán dê.
          Anh Phong cho biết thêm, so với các loại vật nuôi truyền thống khác, nuôi dê ở mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn do chi phí đầu tư ban đầu ít, không tốn nhiều tiền mua thức ăn vì dê chủ yếu ăn các nguồn thức ăn có sẵn như rau, cỏ tạp và các loại nông sản. Việc nuôi dê sinh sản để tăng đàn cũng không quá khó khăn. Bình quân mỗi năm 1 con dê cái đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 1 - 2 con. Hơn nữa, giá thịt dê thương phẩm tương đối ổn định và nhu cầu tiêu thụ của thị trường khá lớn. Hiện nay, giá thu mua của thương lái trung bình vào khoảng 120 - 150 nghìn đồng/kg hơi dê nên gia đình rất yên tâm phát triển nuôi dê lấy thịt.

                              Ảnh: anh Phong bên đàn Dê của gia đình


          Tận dụng tốt nguồn thức ăn và diện tích bãi chăn thả sẵn có của hộ gia đình, mô hình nuôi dê hàng hóa của anh Phong đã giúp gia đình vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương./.

Tác giả: Văn Khinh

Văn Khinh

Tin khác